Người nước ngoài phải đáp ứng đủ điều kiện mới được cấp thị thực tại Việt Nam

Thị thực là gì? Tổng hợp quy định về thị thực chi tiết nhất

Thị thực là gì? Đây có lẽ là câu hỏi của không ít người khi có mong muốn du lịch tại các quốc gia ngoài Việt Nam hay những công dân có ý định xuất cảnh ra nước ngoài. Do đó trong bài viết này, AFL sẽ cung cấp cho các bạn thông tin giấy thị thực là gì? Tổng hợp những quy định về thị thực đầy đủ và chi tiết nhất.

Thị thực là gì? 

Thị thực là loại giấy tờ cho phép một người nhập cảnh hoặc xuất cảnh tại quốc gia cấp thị thực. Hình thức của loại giấy tờ này có thể bằng một văn bản nhưng phổ biến là bằng một con dấu xác nhận dành cho đương đơn vào trong hộ chiếu của đương đơn. Sẽ có một số quốc gia không yêu cầu thị thực khi nhập cảnh trong một vài trường hợp, ví dụ như sự thỏa hiệp giữa quốc gia đó với quốc gia của đương sự.

Tìm hiểu về thị thực
Tìm hiểu về thị thực

Hình thức và giá trị sử dụng của thị thực

Các hình thức và giá trị sử dụng của thị thực:

  • Thị thực được cấp vào hộ chiếu, cấp qua giao dịch điện tử (thị thực điện tử) hoặc cấp rời. 
  • Thị thực được cấp riêng cho mỗi người, ngoại trừ:

Cấp thị thực theo cha/mẹ hoặc người giám hộ dành cho trẻ em dưới 14 tuổi chung hộ chiếu với cha/mẹ hoặc người giám hộ. 

Cấp thị thực theo danh sách xét duyệt nhân sự của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với những người nước ngoài khi tham quan, du lịch thông qua đường biển hoặc quá cảnh đường biển có nhu cầu vào Việt Nam tham quan, du lịch theo chương trình, do doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam tổ chức; thành viên tàu quân sự nước ngoài, những người đi theo chương trình hoạt động chính thức của chuyến thăm ngoài phạm vi thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh nơi tàu, thuyền neo đậu.

  • Thị thực có giá trị nhiều lần. Đối với thị thực điện tử và thị thực cấp cho trường hợp quy định tại Điều 7 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sẽ có giá trị 1 lần.
  • Thị thực không được chuyển đổi mục đích ngoại trừ những trường hợp sau:

Có giấy tờ minh chứng là nhà đầu tư hoặc là người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Có giấy tờ minh chứng quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân bảo lãnh, mời;

Được cơ quan hoặc tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không nằm trong diện cấp giấy phép lao động dựa theo quy định của pháp luật về lao động.

Trong trường hợp chuyển đổi mục đích thị thực thì cần phải được cấp thị thực mới có ký hiệu, thời hạn thích hợp với mục đích được chuyển đổi.

Thời hạn của thị thực

Mỗi loại thị thực với ký hiệu khác nhau sẽ có thời hạn khác nhau:

  • Thời hạn của thị thực có ký hiệu SQ, EV không quá 30 ngày.
  • Thời hạn của thị thực có ký hiệu HN, DL không quá 3 tháng.
  • Thời hạn của thị thực có ký hiệu VR không quá 6 tháng.
  • Thời hạn của thị thực có ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, DH, PV1, PV2, NN1, NN2 và TT không quá 12 tháng.
  • Thời hạn của thị thực có ký hiệu LĐ1, LĐ2 không quá 2 năm.
  • Thời hạn của thị thực có ký hiệu ĐT3 không quá 3 năm.
  • Thời hạn của thị thực có ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2 không quá 5 năm.

Điều kiện để được cấp thị thực tại Việt Nam

Những người muốn được cấp thị thực tại Việt Nam phải có đầy đủ những điều kiện sau:

  • Người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài.
  • Có hộ chiếu hợp lệ.
  • Không nằm trong những trường hợp chưa được cho phép nhập cảnh theo quy định Điều 21 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài.
Người nước ngoài phải đáp ứng đủ điều kiện mới được cấp thị thực tại Việt Nam
Người nước ngoài phải đáp ứng đủ điều kiện mới được cấp thị thực tại Việt Nam

Hồ sơ xin cấp thị thực gồm những gì?

Các loại giấy tờ cần chuẩn bị để làm thị thực nhập cảnh bao gồm:

  • Tờ khai yêu cầu cấp visa Việt Nam (theo mẫu NA1).
  • Hộ chiếu với thời hạn còn lại từ 6 tháng trở lên hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
  • Những giấy tờ của công ty, cơ quan, cá nhân mời hay bảo lãnh người nước ngoài tại Việt Nam:

Đối với cơ quan, tổ chức: Công văn yêu cầu xét duyệt, kiểm tra nhân sự người nước ngoài nhập cảnh tại Việt Nam (theo mẫu NA2).

Đối với cá nhân (bảo lãnh cho thân nhân): Đơn bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam (theo mẫu NA3).

  • Những giấy tờ nhằm chứng minh mục đích nhập cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam theo quy định. (Ví dụ như giấy tờ minh chứng cho việc đầu tư, giấy phép người lao động,…).
Hộ chiếu là giấy tờ bắt buộc để được cấp thị thực
Hộ chiếu là giấy tờ bắt buộc để được cấp thị thực

Miễn thị thực là gì? Những đối tượng được miễn thị thực

Miễn thị thực tại Việt Nam là việc người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam mà không cần phải xin thị thực (Visa). Dưới đây là các trường hợp được miễn thị thực:

  • Sử dụng thẻ tạm trú, thẻ thường trú theo quy định của Luật này.
  • Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Vào khu kinh tế cửa khẩu hay đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
  • Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các tiêu chí: có sân bay quốc tế; có ranh giới địa lý xác định; có không gian riêng biệt; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội mà không làm tổn hại đến hệ thống quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội của Việt Nam.
Miễn thị thực là việc nhập cảnh mà không cần phải xin thị thực
Miễn thị thực là việc nhập cảnh mà không cần phải xin thị thực

Một số câu hỏi thường gặp về thị thực

1. Thị thực và visa có khác nhau không?

=> Không. Thực chất thị thực và visa là 1, đây là bằng chứng cho phép một cá nhân nhập cảnh vào một quốc gia.

2. Thị thực và hộ chiếu có phải là 1?

=> Không. Thị thực và hộ chiếu là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hộ chiếu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân trong nước, mục đích sử dụng cho việc xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

3. Có mấy cách để làm thị thực nhập cảnh cho người nước ngoài?

=> Có 2 cách: 1 là nộp hồ sơ trực tiếp tại cục QLXNC, 2 là đăng ký cấp thị thực điện tử (hay còn gọi là E-Visa).

4. E-Visa là gì?

=> Đây là tên viết tắt của Visa điện tử hay còn gọi là thị thực điện tử.

5. Có bao nhiêu loại thị thực nhập cảnh Việt Nam?

=> Có 21 loại, dựa trên Luật Xuất nhập cảnh Việt Nam quy định.

6. Giấy miễn thị thực là gì?

=> Giấy miễn thị thực là loại giấy tờ có giá trị nhập cảnh hay xuất cảnh tại Việt Nam. Loại giấy tờ này được cấp cho người Việt định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có mối quan hệ vợ, chồng, con của người Việt Nam sống tại Việt Nam hoặc định cư ở nước ngoài. 

7. Thị thực quá cảnh là gì?

=> Thị thực quá cảnh là thị thực nối chuyến hay visa nối chuyến. Hình thức này là một dạng di chuyển bằng máy bay từ quốc gia này sang quốc gia khác mà có nhiều điểm dừng.

8. Miễn thị thực nhập cảnh là gì?

=> Đây là trường hợp người nước ngoài được miễn visa khi nhập cảnh tại Việt Nam.

Kết luận

Trên đây giới thiệu về khái niệm của thị thực là gì cũng như những quy định của thị thực. Khách hàng nếu còn thắc mắc về thị thực hoặc cần tư vấn về dịch vụ, định cư tại nước ngoài hãy liên hệ đến AFL để được giải đáp.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ chuyên gia tư vấn

Nếu bạn là một chuyên gia và quan tâm đến cơ hội làm việc và cùng gia đình chuyển đến Phần Lan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm về cân bằng cuộc sống và cơ hội làm việc tại Phần Lan.

Vui lòng điền vào biểu mẫu bằng cách nhấp vào nút bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi lại ngay.

Gửi tin nhắn cho chúng tôi

Nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng dùng biểu mẫu dưới gửi tin nhắn đến chúng tôi.