Đối với những người hay đi nước ngoài theo mục đích công tác, học tập, du lịch thì khái niệm hộ chiếu khá quen thuộc. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về hộ chiếu cũng như biết thời gian làm hộ chiếu và các thông tin liên quan. Do đó chúng tôi xin cung cấp bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc của khách hàng về giấy thông hành này.
Contents
Hộ chiếu là gì?
Theo quy định của luật xuất nhập cảnh, hộ chiếu chính là giấy tờ thuộc sở hữu của Nhà nước Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cấp cho những người là công dân Việt Nam có thể xuất cảnh, nhập cảnh hoặc chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Do đó trên hộ chiếu sẽ đầy đủ thông tin như ảnh, họ tên, ngày tháng năm, giới tính, và các thông tin khác của người được cấp.
Vai trò của hộ chiếu
Công dụng của hộ chiếu chính là để nhận dạng thông tin của người sở hữu, có người còn gọi đây như là chứng minh thư quốc tế. Có nghĩa là sử dụng hộ chiếu để xác nhận danh tính và quốc tịch của người có hộ chiếu để có thể làm thủ tục nhập cảnh ở nước khác hoặc xuất cảnh ra khỏi nước khác.
Hộ chiếu khác visa chỗ nào?
Có nhiều người bị nhầm lẫn giữa hộ chiếu và visa. Nếu như hộ chiếu là thông tin như trên thì visa là giấy chứng nhận của cơ quan nhập cư cấp cho cư dân nước khác. Visa nhằm xác định bạn có đủ tiêu chuẩn để nhận cảnh và xuất cảnh khỏi nước họ hay không. Trên visa sẽ có thời gian quy định rõ ràng thời gian lưu trú tại nước đó.
Lấy ví dụ như sau nếu bạn muốn sang Phần Lan, bạn sẽ cần có các giấy tờ sau:
- Hộ chiếu cho chính phủ VIệt Nam cấp, nhằm khẳng định rằng bạn là người Việt Nam và có quyền xuất ngoại
- Nhưng để vào Phần Lan thì bạn cần có Visa của Phần Lan Cấp để có thể nhập cảnh vào nước họ.
Có mấy loại hộ chiếu?
Theo Thông tư 73/2021/TT-BCA quy định có 3 loại hộ chiếu như sau:
1. Hộ chiếu phổ thông
Là hộ chiếu có trang bìa màu xanh tím được cấp cho đối tượng là tất cả công dân Việt Nam.
2. Hộ chiếu ngoại giao
Là hộ chiếu có trang bìa màu nâu đỏ. Theo quy định điều 8, luật xuất nhập cảnh, hộ chiếu này được cấp cho quan chức cấp cao của Nhà nước như: Tổng bí thư, chủ tịch nước, bộ trưởng, thứ trưởng,… Những người này được cử ra nước ngoài với nhiệm vụ công tác.
Đối với hộ chiếu này được ưu tiên qua cổng nhập cảnh và ưu tiên miễn visa nhập cảnh theo quy định của nước đến.
3. Hộ chiếu công vụ
Là hộ chiếu có trang bìa màu xanh lá cây đậm. Theo quy định điều 9, luật xuất nhập cảnh, hộ chiếu này được cấp cho cán bộ, công chức, công an,… được cơ quan hoặc những người có thẩm quyền cử ra nước ngoài với nhiệm vụ công tác.
Làm hộ chiếu mất bao lâu?
Rất nhiều những thắc mắc như: làm hộ chiếu mất thời gian bao lâu hay làm passport mất bao lâu. Thực ra làm hộ chiếu lâu không còn phụ thuộc nhiều yếu tố.
Đối với cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước, thời hạn nhận hộ chiếu được quy định như sau:
- Nếu công dân được cấp lần đầu sẽ được nhận hộ chiếu sau 8 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận thông tin.
- Còn khi cấp lần 2 trở đi thủ tục làm hộ chiếu mất bao lâu: Đó là 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận thông tin.
Vậy đối với những người cần đi nước ngoài gấp để chữa bệnh thì làm hộ chiếu bao lâu lấy được? Cũng theo quy định tại điều 15 luật Xuất cảnh, nhập cảnh dành cho các đối tượng cấp lần đầu thuộc các trường hợp sau:
- Có giấy đề nghị của bệnh viện cần ra nước ngoài khám chữa bệnh
- Căn cứ pháp luật xác nhận nhân thân ở nước ngoài bị tai nạn hoặc bị bệnh hay tử vong
- Có văn bản đề nghị của cơ quan quản lý đối với cán bộ, công chức, quân nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, nhân viên làm việc trong tổ cơ yếu.
- Các lý do nhân đạo, khẩn cấp theo quy định của luật.
Với các trường hợp này cần 3 ngày làm việc.
Đối với người muôn cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài làm passport bao lâu có?
- Nếu cấp lần đầu thì 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận. Nếu cần thêm căn cứ phải kéo dài đến 20 ngày. Hộ chiếu sẽ được cấp tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước mà người muốn cấp cư trú.
- Cấp lần thứ hai là 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận. Nếu cần thêm căn cứ phải kéo dài đến 20 ngày. Hộ chiếu sẽ được cấp tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thuận lợi.
Như vậy có thể thấy thời gian làm hộ chiếu của mỗi đối tượng không giống nhau. Do đó muốn biết làm hộ chiếu mấy ngày thì cần xem xét các tiêu chí trên để biết được thông tin.
Quy cách của hộ chiếu thế nào?
Cũng theo thông tư 73/2021/TT-BCA, một hộ chiếu được quy định như sau:
- Phần bên ngoài của trang bìa sẽ được in rõ quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu. Đối với hộ chiếu có gắn chíp điện tử sẽ có biểu tượng phía ngoài.
- Các trang trong hộ chiếu sẽ có các hình ảnh về đất nước, di sản văn hoá truyền thống của Việt Nam cùng kết hợp với hoạ tiết trống đồng.
- 2 loại ngôn ngữ được sử dụng trong hộ chiếu là tiếng Việt và tiếng Anh
- Số trang sẽ phụ thuộc vào loại hộ chiếu:
– Hộ chiếu ngoại giao: 48 trang
– Hộ chiếu phổ thông: 12 trang
- Kích thước: đảm bảo theo tiêu chuẩn ISO 7810 (ID-3): 88mm x 125mm ± 0,75 mm;
- Bán kính góc cuốn hộ chiếu cần đảm bảo tiêu chuẩn r: 3,18mm ± 0,3mm;
- Bìa hộ chiếu: vật liệu nhựa tổng hợp, khá bền
- Chữ, số hộ chiếu được đục lỗ theo công nghệ laser từ trang 1 tới bia sau và đảm bảo trùng với chữ số ở trang 1.
- Nội dung, hình ảnh được làm theo công nghệ tiên tiến tính bảo mật cao, chống làm giả, đạt tiêu chuẩn ICAO.
- Đối với hộ chiếu có gắn chíp thì chíp điện tử được đặt bìa sau của hộ chiếu.
Thời hạn của hộ chiếu
Căn cứ vào điều 7, của luật Xuất, nhập cảnh, thời hạn hộ chiếu sẽ được quy định theo các loại hộ chiếu:
Với hộ chiếu phổ thông thì sẽ đảm bảo điều kiện:
- Được cấp cho người từ 14 tuổi trở lên với thời hạn 10 năm, hoàn toàn không được gia hạn
- Được cấp cho người dưới 14 tuổi với thời hạn 5 năm và hoàn toàn không được gia hạn.
- Trường hợp được cấp theo thủ tục rút gọn với thời hạn 12 tháng, hoàn toàn không được gia hạn.
- Với hộ chiếu ngoại giao và HC công vụ có thời hạn 1-5 năm, gia hạn 1 lần không quá 3 năm.
Kết luận
Với các thông tin trên đây chắc chắn bạn đã biết được làm hộ chiếu mất bao lâu rồi. Hãy theo dõi các bài viết khác để có thêm thông tin khi đi nước ngoài hoặc hãy gọi cho chúng tôi khi cần tư vấn.