Nền giáo dục Phần Lan vốn nổi tiếng với chất lượng cao. Giáo dục mầm non, giáo dục toàn diện và giáo dục trung học phổ thông đều miễn phí. Nếu bạn đang còn thắc mắc về hệ thống giáo dục dành cho con em sau khi định cư Phần Lan, hãy cùng AFL tìm hiểu thêm qua bài blog này nhé!
Contents
- 1 Giáo dục tuổi ấu thơ (Early childhood education) khi định cư Phần Lan
- 2 Giáo dục mầm non (Preschool education) khi định cư Phần Lan
- 3 Giáo dục toàn diện (Comprehensive education) khi định cư Phần Lan
- 4 Giáo dục phổ thông (Upper secondary education) khi định cư Phần Lan
- 5 Giáo dục đại học (Higher education) khi định cư Phần Lan
Giáo dục tuổi ấu thơ (Early childhood education) khi định cư Phần Lan
Ở Phần Lan – đất nước hạnh phúc nhất thế giới, trẻ nhỏ từ khi mới sinh cho đến khoảng 5-7 tuổi sẽ được học chương trình giáo dục dành cho em bé nhỏ, gọi nôm na là giáo dục tuổi ấu thơ, hay còn gọi là giáo dục tuổi đầu đời – độ tuổi nhạy cảm nhất trong quá trình phát triển của một đứa trẻ.
Giáo dục tuổi đầu đời thường được tổ chức tại các trung tâm chăm sóc trẻ và ngay tại nhà. Trẻ em cũng có thể tham gia vào chương trình giáo dục tuổi đầu đời mở bằng cách cùng cha mẹ đến chơi tại sân chơi của một trung tâm chăm sóc. Việc này nhằm hỗ trợ sự phát triển và niềm hạnh phúc của trẻ em, cũng như thúc đẩy bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục.
Trong giáo dục tuổi đầu đời, trẻ em sẽ được học các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ, thủ công và cách tiếp thu nhiều thông tin, kiến thức khác nhau. Trẻ em cũng được học các kỹ năng hỗ trợ cho quá trình trưởng thành và học hỏi sau này. Thời gian vui chơi và hoạt động thể chất ngoài trời của trẻ được ưu tiên trong độ tuổi này.
Nếu ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ không phải là tiếng Phần Lan hoặc tiếng Thụy Điển, trẻ sẽ được hỗ trợ học tiếng Phần Lan hoặc tiếng Thụy Điển. Trẻ cũng có thể được giáo dục theo nhu cầu đặc biệt nếu đó là điều cần thiết cho trẻ.
Ở Phần Lan cũng có giáo dục tuổi đầu đời mô hình tư nhân. Các giáo viên luôn luôn được đào tạo bài bản về mặt sư phạm, kiến thức xã hội và kĩ năng chăm sóc, làm việc với trẻ nhỏ.
Giáo dục mầm non (Preschool education) khi định cư Phần Lan
Ở Phần Lan, trẻ em phải tham gia giáo dục mầm non trong một năm trước khi bắt đầu giáo dục bắt buộc. Giáo dục mầm non thường bắt đầu trong năm khi đứa trẻ tròn sáu tuổi. Mọi thành phố đều có trường mầm non miễn phí cho các gia đình.
Các giáo viên giáo dục mầm non có trình độ học vấn cao sẽ là người chăm sóc con bạn tại trường. Trường mầm non thường mở cửa từ thứ hai đến thứ sáu, mỗi trẻ sẽ đến trường 4 tiếng/ngày. Bên cạnh học mầm non, trẻ cũng có thể tiếp tục học song song chương trình giáo dục đầu đời.
Trong năm học mầm non, trẻ em học các kỹ năng hỗ trợ cho việc học ở trường sau này. Dù được học về mặt chữ cái, tuy nhiên, trẻ sẽ không được dạy cách đọc. Nếu ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ không phải là tiếng Phần Lan hoặc tiếng Thụy Điển, trẻ sẽ được hỗ trợ học tiếng Phần Lan hoặc tiếng Thụy Điển. Một ngày học ở trường mầm non sẽ bao gồm thời gian vui chơi và các hoạt động ngoài trời.
Giáo dục toàn diện (Comprehensive education) khi định cư Phần Lan
Ở Phần Lan, giáo dục toàn diện thường bắt đầu vào năm đứa trẻ lên bảy. Tất cả trẻ em định cư lâu dài tại Phần Lan đều phải tham gia chương trình giáo dục toàn diện. Một trường học toàn diện bao gồm chín lớp.
Giáo dục toàn diện được tổ chức và quản lý bởi các thành phố trực thuộc trung ương và miễn phí cho mọi gia đình. Tất cả giáo viên toàn diện của trường ở Phần Lan đều có bằng Thạc sĩ. Giáo viên dạy từ lớp 1-6 chuyên về sư phạm, còn giáo viên lớp 7-9 chuyên về các môn học chính mà họ giảng dạy.
Trẻ thường được học cùng một giáo viên trong sáu năm đầu tiên, nhờ vậy giáo viên có thể hiểu rõ nhu cầu học tập của trẻ. Đây cũng chính là người đánh giá sự tiến bộ của học sinh ở trường.
Đối với trẻ mới chuyển đến Phần Lan, trẻ có thể tham gia chương trình giáo dục dự bị cho giáo dục toàn diện. Giáo dục dự bị thường kéo dài một năm. Sau đó, học sinh có thể tiếp tục học tiếng Phần Lan hoặc tiếng Thụy Điển như một ngôn ngữ thứ hai.
Giáo dục phổ thông (Upper secondary education) khi định cư Phần Lan
Hai lựa chọn phổ biến nhất sau khi đi học giáo dục toàn diện là học trung học phổ thông hoặc học giáo dục hướng nghiệp (Vocational education). Giáo dục trung học phổ thông tại Phần Lan miễn phí cho mọi học sinh. Sau khi học toàn diện, tất cả thanh niên phải tiếp tục đi học cho đến khi tốt nghiệp trung học hoặc đủ 18 tuổi.
Các trường trung học phổ thông tại Phần Lan không hướng đến bất kỳ ngành nghề nào. Hầu hết trẻ sẽ tiếp tục học các môn đã được học trong giáo dục toàn diện, nhưng ở mức độ đòi hỏi sự nghiên cứu, tập trung và học độc lập hơn. Trung học phổ thông thường kéo dài 2–4 năm, tùy thuộc vào khả năng và nhu cầu học tập của từng học sinh.
Sau khi học xong, học sinh nếu đủ điều kiện có thể nộp hồ sơ vào các trường đại học, đại học khoa học ứng dụng hoặc trường phổ thông trung học mang định hướng hướng nghiệp.
Giáo dục đại học (Higher education) khi định cư Phần Lan
Ở Phần Lan, các trường đại học và học viện là nơi trực tiếp quyết định việc tiếp nhận sinh viên. Việc này sẽ quen thuộc với gia đình bạn nếu con bạn có định hướng du học Phần Lan hoặc du học nước ngoài.
Giáo dục đại học tại Phần Lan có thể miễn phí hoặc tính phí. Bạn sẽ phải đóng học phí nếu bạn:
- Không phải là công dân EU hoặc EEA
- Không phải là thành viên gia đình của công dân EU hoặc EEA
- Đang theo học chương trình Cử nhân hoặc Thạc sĩ trong chương trình dạy bằng tiếng Anh
Hy vọng với những thông tin trên về hệ thống giáo dục tại Phần Lan, bạn và gia đình đã có được những thông tin hữu ích trong quá trình quyết định định cư Phần Lan hoặc chọn trường cho con em. Nếu còn bất kỳ thắc mắc liên quan đến giáo dục Phần Lan nói riêng hay định cư Phần Lan nói chung, hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH Tư vấn Luật AFL – thành viên toàn diện của EuRA – Hiệp hội Tái định cư Châu Âu để được hỗ trợ và tư vấn nhé!
Điền ngay vào bảng đăng ký sau để đặt hẹn tư vấn định cư Phần Lan cùng AFL.
Đọc thêm bài viết Mục tiêu định cư nước ngoài? Phần Lan có phải điểm đến tốt nhất cho gia đình bạn?
Đọc thêm về cuộc sống Phần Lan trong bài – Một ngày của gia đình chuyên viên Việt tại Phần Lan