Định cư là gì? Người Việt Nam có nên đi nước ngoài định cư?

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, an sinh xã hội cũng dần được nâng cao và cải thiện. Việc mong cầu một cuộc sống hiện đại, đầy đủ phúc lợi, cơ sở vật chất, y tế, điều kiện học tập và làm việc luôn là điều mọi người mong muốn. Vì thế, việc đi định cư nước ngoài đã và đang trở thành xu hướng của rất nhiều gia đình Việt Nam. Vậy định cư là gì? Người Việt Nam có nên đi định cư nước ngoài hay không? Hãy cùng Công ty tư vấn luật AFL tìm hiểu chi tiết nhé!.

ĐỊNH CƯ LÀ GÌ?

Định cư được hiểu là một thuật ngữ mang nghĩa bao gồm sinh sống, làm việc, học tập ở một khu vực cố định nào đó lâu dài của một cộng đồng dân cư, ổn định và không có ý định chuyển sang nơi khác. Ta sẽ ngầm hiểu được là người đi định cư nước ngoài họ đang có nhu cầu về một cuộc sống tốt hơn, ổn định hơn, phát triển và tiến bộ hơn.

Định cư là gì?

NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ NƯỚC NGOÀI LÀ GÌ ?

Hiểu theo nghĩa thông thường, người Việt Nam định cư nước ngoài là chỉ người gốc Việt đã định cư ngoài lãnh thổ Việt Nam. Người đó có thể mang quốc tịch Việt Nam hoặc mang quốc tịch của nước sở tại mà họ đang sống. Ngoài ra, định nghĩa người Việt Nam định cư nước ngoài cũng được quy định cụ thể và rõ ràng bằng văn bản trong luật. 

PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUY ĐỊNH THẾ NÀO VỀ ĐI ĐỊNH CƯ NƯỚC NGOÀI?

Dựa trên pháp luật hiện hành, người Việt Nam định cư nước ngoài được chia thành 2 dạng:

  • Là công dân Việt Nam. Mang trong người quốc tịch Việt Nam. Đang sinh sống, làm ăn, hay học tập lâu dài ở nước ngoài.
  • Người gốc Việt Nam cư trú và sống lâu dài ở nước ngoài. Là người Việt  đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh con ra quốc tịch của sẽ được xác định theo nguyên tắc huyết thống. Họ có con hay cháu đang sống ở nước ngoài.

CÁC HÌNH THỨC ĐỊNH CƯ NƯỚC NGOÀI PHỔ BIẾN

Trường hợp, người được phép định cư dài hạn tại nước ngoài thì có những quyền lợi gần giống như người có quốc tịch chính thức. Và sau một khoảng thời gian nhất định, tùy vào mỗi quốc gia, thì người định cư dài hạn được nhập quốc tịch hoặc phải thi để được nhập quốc tịch. Cùng tham khảo thêm các cách đi định cư nước ngoài sau đây :

  • Theo dạng đoàn tụ gia đình

Hay còn gọi là bảo lãnh. Đối tượng bảo lãnh là vợ chồng bảo lãnh nhau, bố mẹ bảo lãnh con cái và ngược lại. Anh chị em không được bảo lãnh cho nhau. 

  • Theo dạng kỹ năng

Nhiều quốc gia thiếu nguồn lao động đối với một số lĩnh vực đặc thù, và cho phép nhập cư những người có kỹ năng mà họ đang cần. Trường hợp này không được cấp visa tạm thời như hình thức xuất khẩu lao động mà được nhập quốc tịch sau một thời gian nhất định và được phép cho cả vợ hoặc chồng sang cùng.

  • Theo dạng chuyên viên

Đối với những trường hợp người có kinh nghiệm về quản lý, kinh doanh, có tài sản tối thiểu theo mức quy định tùy vào từng quốc gia và họ đang có nhu cầu mở doanh nghiệp tại quốc gia đó. 

Trường hợp này, yêu cầu xét về kinh nghiệm, chức vụ quản lý, hay quy mô nơi họ từng làm trước đây đều phải đạt tiêu chuẩn nhất định. Kèm theo đó là những kế hoạch, chiến lược kinh doanh cụ thể và khả thi sau khi sang định cư. Đảm bảo rằng bạn có khả năng mang lại lợi nhuận, đóng thuế đầy đủ và lâu dài.

  • Theo dạng đầu tư: 

Trường hợp này cho phép định cư dựa trên trình độ quản lý, khả năng tài chính. Mỗi quốc gia có mức quy định riêng tuy nhiên định cư dạng này đơn giản hơn nhiều so với dạng chuyên viên. Có quốc gia chỉ yêu cầu bạn có mặt ở nước đó 1 lần/ năm là được.

Các hình thức định cư phổ biến

NGƯỜI VIỆT NAM CÓ NÊN ĐI NƯỚC NGOÀI ĐỊNH CƯ?

Thực tế, bạn được sinh ra ở đâu là điều mà bạn không được lựa chọn, nhưng bạn có quyền lựa chọn quốc gia mà mình sinh sống, phát triển và xây dựng tương lai. Với những lợi thế cực kỳ thuyết phục chắc chắn sẽ thôi thúc chọn định cư đến một quốc gia đáng sống nào đó:

Quyền tự do

Những quốc gia có nhiều dân nhập cư thường là các nước có quyền tự do và bình đẳng cao. Mọi quyền lợi của cư dân được chính quyền sở tại đặt trên hết. Nhất là phụ nữ và trẻ em, họ là những đối tượng luôn cần sự an toàn và bảo vệ tuyệt đối.

Nền giáo dục MIỄN PHÍ

Phần lớn, các gia đình muốn đi định cư nước ngoài là vì việc học và tương lai của các con. Không chỉ là cơ sở vật chất hiện đại, chương trình học tập chuyên sâu, cũng như nền văn hóa tiên tiến sẽ giúp cho con tiếp thu được những cái mới hay hơn, phát triển toàn diện hơn, mà tương lai của con cũng sẽ tốt hơn . Nên lựa chọn các nước có nền giáo dục tân tiến và nhất là được miễn phí toàn bộ, luôn được ưu tiên lựa chọn.

Lợi thế kinh tế

Bất kỳ quốc gia nào, đều có sự biến động trong nền kinh tế, nhưng bạn hoàn toàn có thể đánh giá được tốc độ tăng trưởng trong tương lai. Trước khi quyết định chọn quốc gia nào đó làm quê hương thứ 2, bạn nên xem xét kỹ về tình hình biến động kinh tế của quốc gia đó trong thời gian dài, việc này giúp bạn có cái nhìn xa hơn và đưa ra được quyết định có nên định cư ở đây không? Một đất nước có phúc lợi xã hội tốt không phải nhìn vào người giàu được gì, mà phải coi người nghèo được chính phủ đối đãi phúc lợi ra sao. Phần Lan không bao giờ có người vô gia cư, ngủ ngoài đường phố.

Mở rộng đầu tư/ kinh doanh

Nếu bạn có kế hoạch định cư để phát triển đầu tư, hay mở rộng quy mô kinh doanh, thì bạn nên lựa chọn những quốc gia cho bạn nhiều cơ hội phát triển theo kế hoạch bạn đã đề ra và có ít hoặc không có rào cản khi gia nhập thị trường mới. Điển hình là các quốc gia thuộc khối Eu và Hoa kỳ. Bạn cần cân nhắc thật kỹ, và có những kế hoạch dự trù để giảm tỷ lệ rủi ro xuống mức thấp nhất.

An toàn

Nếu sống trong môi xã hội bất ổn, việc đi bộ trên đường hay chỉ đứng dừng đèn đỏ mà tính mạng bạn sẽ không được đảm bảo, tâm thế luôn ở trạng thái lo sợ, hoang mang thì bạn sẽ như thế nào. Và đó là lý do, tại sao khi con người có đủ điều kiện, họ thường tìm đến việc đi định cư nước ngoài, nơi mà họ không phải lo lắng về những nguy cơ có thể xảy ra với họ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào nữa.

Tóm lại: Tuy nhiên vẫn phục thuộc vào mục đích và điều kiện cá nhân mà bạn sẽ quyết định được có nên đi định cư nước ngoài hay không. Dù là bất cứ lý nào, việc đi định cư là quyết định rất quan trọng, bạn cần cân nhắc thật kỹ, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bắt buộc, lên kế hoạch thật chi tiết và chuẩn bị tâm lý để bắt đầu cuộc sống mới trên một đất nước mới.

NƯỚC NÀO DỄ DÀNG ĐỊNH CƯ NHẤT?

Việt Nam thuộc top 10 quốc gia định cư nước ngoài nhiều nhất trên thế giới. Những quốc gia người Việt định cư nhiều nhất như: Phần Lan, Canada, Mỹ, Úc, Singapore… Vậy đâu là đất nước dễ dàng định cư nhất ?

Nếu bạn đang có xu hướng định cư nước ngoài mà không biết quốc gia nào sẽ là nước đáng sống nhất thì Phần Lan là một lựa chọn cho dành cho bạn. Phần Lan là quốc gia đáng sống nhất và được công nhận là quốc gia hạnh phúc nhất Thế Giới 5 năm liên tiếp. Tại quốc gia này, đáp ứng những gì mà một cuộc sống tốt đẹp nên có, sẽ có nhiều điều làm cho bạn thích thú và muốn đặt chân đến đây dù chỉ 1 lần. Bạn cần hỗ trợ tư vấn định cư Phần Lan hãy đến với Công ty Luật AFL.

Đến với Công ty tư vấn luật AFL, bạn sẽ được tư vấn và hỗ trợ định cư Phần Lan từ a-z. AFL sẽ thay bạn làm tất cả mọi thủ tục pháp lý cần thiết từ vị chuyên gia cũng là chủ công ty – Jani Kaulo. AFL được thành lập 2007, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn và hỗ trợ cho người Việt Nam định cư tại Phần Lan, không chỉ là dịch vụ mà còn là bạn đồng hành lâu dài, giúp bạn tìm kiếm công việc, trường học, nhà ở… để bạn không phải lo lắng khi đến với Phần Lan.

Nước nào dễ định cư nhất

Kết bài

Qua bài viết trên bạn sẽ hiểu hơn thế nào định cư nước ngoài và những vấn đề liên quan. Hy vọng những thông tin trên mang đến cho bạn nhiều giá trị thiết thực trong cuộc sống, đặc biệt là trong việc quyết định có nên đi định cư nước ngoài hay không. Công ty tư vấn luật AFL mong muốn sẽ được đồng hành và hỗ trợ cho bạn trên con đường định cư Phần Lan. 

Liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ chuyên gia tư vấn

Nếu bạn là một chuyên gia và quan tâm đến cơ hội làm việc và cùng gia đình chuyển đến Phần Lan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm về cân bằng cuộc sống và cơ hội làm việc tại Phần Lan.

Vui lòng điền vào biểu mẫu bằng cách nhấp vào nút bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi lại ngay.

Gửi tin nhắn cho chúng tôi

Nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng dùng biểu mẫu dưới gửi tin nhắn đến chúng tôi.